Đây là 5 quốc gia đầu tiên trong số 12 quốc gia châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương được phân tích bởi Chương trình Phát triển Chuỗi giá trị Thủy sản Toàn cầu, FISH4ACP. Sáng kiến này của Tổ chức các Quốc gia Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (OACPS) tập trung đẩy mạnh chuỗi giá trị thủy sản và nuôi trồng thủy sản trở nên năng suất và bền vững hơn, với trọng tâm là hỗ trợ phụ nữ đảm nhận vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản.
“Sáng kiến này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới sự chuyển đổi xanh trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản ở khu vực Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương, không chỉ mang lại lợi ích cho ngư dân và cộng đồng mà còn đảm bảo rằng tăng trưởng đi đôi với bền vững môi trường và hòa nhập xã hội,” ông Gilles Van De Walle, Cố vấn trưởng về kỹ thuật FISH4ACP cho biết.
EU và Đức tài trợ
FISH4ACP đang được thực hiện kinh phí 47 triệu euro tài trợ từ Liên minh Châu Âu và Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BmZ).
Phát hành 05 báo cáo đầu tiên cung cấp cơ sở hỗ trợ các quốc gia củng cố chuỗi giá trị thủy sản, tăng khả năng tự cung tự cấp về thủy sản, tạo việc làm tại địa phương và duy trì trữ lượng bền vững.
Theo các báo cáo đầu tiên, tiềm năng giúp Bờ Biển Ngà tự túc về cá thông qua chiến lược 10 năm nhằm tăng sản lượng cá rô phi từ mức hiện tại 6.000 - 8.300 tấn mỗi năm lên 68.000 tấn vào năm 2031 mà không gây thêm gánh nặng cho môi trường. Con số này sẽ đáp ứng toàn bộ nhu cầu quốc gia, thông qua một chuỗi giá trị có cấu trúc, mang tính địa phương và bền vững hơn sẽ tạo ra việc làm, tôn trọng các thông lệ tốt về môi trường và tăng khả năng phục hồi.
Để giải quyết tình trạng sản lượng đánh bắt ngày càng giảm đối với nhiều loại tôm (seabob) ở Guyana, đồng thời thúc đẩy nghề cá thủ công, đặc biệt là tăng cường vị thế của phụ nữ. Các cơ hội chính bao gồm nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu đối với loài linh vật biển có giá trị cao hơn nếu các vấn đề về trữ lượng sinh học có thể được giải quyết và đánh bắt được lượng tôm lớn hơn; nhu cầu nội địa mạnh mẽ đối với cá chẽm tươi có thể bán cho các nhà hàng và siêu thị.
Làm thế nào Quần đảo Marshall có thể tạo ra nhiều giá trị hơn và việc làm tại địa phương từ thương mại cá ngừ trị giá hàng triệu đô la, nâng lên 55 triệu đô la vào năm 2031 chỉ bằng một loại tàu và củng cố vị thế trung tâm hàng đầu thế giới về cá ngừ thông qua trung chuyển và vận chuyển container. Các công ty có trụ sở tại Quần đảo Marshall được khuyến khích sử dụng máy bốc hàng mới, hiệu quả hơn trong khâu chất cá ngừ vào các công-te-nơ, giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển, đồng thời cho phép cá được phân loại tốt hơn để bán với giá cao hơn.
Tập trung khai thác hàu ở Senegal và tăng số lượng trang trại nuôi hàu, nghiên cứu đã phát hiện ra tiềm năng to lớn đáp ứng nhu cầu địa phương và hỗ trợ phát triển nghề nuôi hàu hiện đại. Đến năm 2031, quốc gia này đặt mục tiêu tăng sản lượng quốc gia thêm 30% lên 21.000 tấn, đáp ứng hơn 80% nhu cầu trong nước, với giá trị gia tăng tăng gần gấp ba lên 12,6 triệu USD và việc làm toàn thời gian tăng gần gấp đôi từ 6.500 lên 11.000.
Tiềm năng khai thác nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và các cơ hội thị trường ở Tanzania để cải thiện tính bền vững của nghề đánh bắt cá mòi, cá trích và cá rô ở Hồ Tanganyika, đồng thời thu hẹp khoảng cách về giới. Sử dụng các kỹ thuật chế biến và dây chuyền lạnh tốt hơn, các mô hình kinh doanh được cải thiện với sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ và tuân thủ tốt hơn luật thủy sản có thể giúp nâng cao giá trị gia tăng trong ngành lên 12%, tăng thu nhập của các nhà chế biến thủy sản lên trung bình 42%.
Phân tích chuỗi giá trị FISH4ACP dựa trên 5.200 người được phỏng vấn, với hơn 100 nhóm tập trung và 50 hội thảo được tổ chức để xác nhận kết quả. 05 báo cáo đánh giá chuỗi giá trị được xuất bản về Bờ biển Ngà, Côte d’Ivoire, Guyana, Quần đảo Marshall, Senegal và Tanzania đã giúp thử nghiệm thực địa phương pháp phân tích chuỗi giá trị của FAO sẽ được xuất bản trong những tháng tới./.