Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lâm nghiệp có vai trò vị thế ngày càng quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Sự phát triển bền vững lâm nghiệp là cơ sở vững chắc để phát triển các ngành kinh tế khác, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Để thay đổi nhận thức của các hộ dân trong việc trồng rừng, Hà Tĩnh đã triển khai các mô hình thâm canh chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đạt các tiêu chuẩn rừng bền vững thế giới. Đến nay, diện tích đã chuyển hóa được là 300 ha, chủ yếu cung cấp sản phẩm để thực hiện gỗ bóc, gỗ xẻ và gỗ ghép thanh.



Mô hình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã áp dụng mô hình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ với mật độ cao sang rừng gỗ lớn với mật độ 1600 cây/ha nhằm giúp các hộ trồng rừng có thu nhập tối đa trên một đơn vị diện tích. Bước đầu mô hình đã được các hộ trồng rừng hưởng ứng và đem lại kết quả mong đợi. Có hơn 300 ha rừng các hộ dân đã tiến hành chuyển hóa đã chuyển hóa và diện tích rừng gỗ lớn trên 7 năm tuổi ngày một mở rộng.

Trung tâm còn tư vấn hỗ trợ các hộ trồng rừng thành lập các hợp tác xã trồng rừng, liên hiệp hợp tác xã trồng rừng theo hướng bền vững. Đây là nơi qua đó các hộ trồng rừng có thể trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và cùng nhau phát triển rừng thâm canh theo hướng bền vững.

Xác định được những hạn chế trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, để khai thác hiệu quả kinh tế lâm nghiệp đưa năng suất và giá trị gia tăng trong trồng rừng ngày càng tăng cao. Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã tư vấn hỗ trợ các hộ trồng rừng thành lập các hợp tác xã trồng rừng, liên hiệp hợp tác xã trồng rừng theo hướng bền vững. Qua đó các hộ trồng rừng có thể trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và cùng nhau phát triển rừng thâm canh theo hướng bền vững. Đã có nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với những phương án sản xuất hiệu quả để đẩy mạnh giá trị rừng trồng, đó là quyết liệt trong việc trồng rừng gỗ lớn gắn với thực hiện chứng chỉ rừng FSC.

Trước nhu cầu của các hộ trồng rừng, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy tỷ lệ che phủ rừng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi mô hình trồng rừng gỗ dăm qua mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ bền vững kết hợp với sự hỗ trợ của các dự án quốc tế, tỉnh Hà Tĩnh đã được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho mô hình nhóm hộ gia đình.

Từ năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực hiện Dự án “Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng tại một số tỉnh miền Trung giai đoạn 2019 - 2021” thực hiện tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Dự án đã được triển khai đến nay đã hoàn thành và đã đạt được những kết quả đáng mong đợi. Phát huy hết giá trị tiềm năng của đất và ứng dụng các tiến bộ KHTK vào trong trồng rừng sản xuất.

Dự án đã tiến hành đưa giống keo lai theo công nghệ nuôi cấy mô với các dòng AH1, AH7, TB1 và giống keo hạt Úc Pongakii vào trồng với diện tích 90 ha. Đã tổ chức thành công các lớp đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền.

Với những kết quả bước đầu đạt được từ việc ứng dụng giống keo lai mô vào trồng rừng thâm canh đạt kết quả khả quan, trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp; huy động nhiều nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất lâm nghiệp... Trong đó, có chương trình của HĐND về khyến lâm giai đoạn 2020-2022 nhằm đưa các ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong sản xuất lâm nghiệp. Chương trình đã đưa giống keo lai theo công nghệ nuôi cấy mô dòng BV10 và trồng thâm canh rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ với diện tích 45 ha. Do đó, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển khá rõ nét. Bà con trồng rừng đã có thêm lựa chọn cho việc phát triển rừng bền vững.

Rừng FSC thâm canh chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn của HTX Tây Kim

T.H



31618