Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cá tầm sông Dương Tử đã sống ở con sông cùng tên trong 140 triệu năm nay và cá tầm thìa Trung Hoa, một sinh vật khổng lồ khác có lịch sử lâu đời nhất nay đã không còn tồn tại trong tự nhiên. Cập nhật Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa vào hôm 21/7, lần đầu tiên sau 13 năm, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tuyên bố hai loài, được gọi là "những sinh vật khổng lồ cuối cùng của sông Dương Tử", đã tuyệt chủng.



Các mẫu vật cá tầm thìa Trung Hoa được bảo quản tại Viện Thủy văn ở Vũ Hán

Từng là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cá tầm sông Dương Tử, Acipenser dabryanus, có thể dài tới 26 feet (8 mét) và nặng 1.500 pound (700kg). Phạm vi lịch sử của nó mở rộng khắp châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc. Được mệnh danh là “hóa thạch sống”, nó có mõm tròn, vây ngực lớn, và các hàng gờ nhô cao trên cột sống và hai bên sườn. Mặc dù vẫn còn cá bị nuôi nhốt trong các chương trình nhân giống, các nhà chức trách, mặc dù có nhiều nỗ lực, đã không thành công trong việc đưa loài cá này trở lại hệ thống sông và giờ đây nó được coi là tuyệt chủng trong tự nhiên.

Cá tầm thìa Trung Hoa, Psephurus happyius, có thể dài tới 23 feet (7 m) và nặng nửa tấn. Nó có một cơ thể dài màu xám bạc, thị lực kém phát triển và một chiếc mõm hình kiếm mà nó dùng để định vị con mồi bằng cách cảm nhận hoạt động điện. Theo National Geographic, không có con cá tầm thìa nào tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt và không có mô sống nào của cá được bảo tồn, vì vậy không có hy vọng cho tương lai của nó. 

Cả hai loài cá đều sụt giảm nghiêm trọng sau khi xây dựng đập đầu tiên của sông Dương Tử, đập Gzehouba, vào cuối những năm 1980. Cá tầm sông Dương Tử trong lịch sử đã bơi 2.000 dặm từ Biển Hoa Đông đến bãi đẻ của nó phía trên con đập. Con cá tầm thìa cuối cùng của Trung Quốc từng được bắt gặp và được gắn thẻ vào năm 2003, cùng năm đập Tam Hiệp được xây dựng.

Cả hai loài đều được coi là món ngon và đã bị đánh bắt quá mức trong lịch sử. Cá tầm thìa từng là thực phẩm ưa thích của các hoàng đế thời xưa, trong khi trứng cá tầm lại rất được coi trọng. Ô nhiễm và tàu thuyền đi lại cũng góp phần vào sự diệt vong của loài cá. Cá tầm Dương Tử đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn và theo National Geographic, các nhà khoa học tin rằng dòng chảy công nghiệp có thể khiến một số loài cá thay đổi giới tính từ đực thành cái.

Danh sách các loài bị đe dọa mới nhất của IUCN cho biết 100% trong số 26 loài cá tầm còn lại trên thế giới hiện có nguy cơ tuyệt chủng, tăng từ 85% vào năm 2009.

H.O (theo MSN)



30977