Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Với bệnh thối cổ rễ sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây nên. Sợi nấm và bào tử nấm thường xuyên lưu tồn trong đất, tàn dư thực vật, trên các vết bệnh của cây trong vườn, khi gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, nấm sẽ phát tán theo dòng chảy lây lan trên diện rộng.


Một gốc sầu riêng bị nấm Phytophthora palmivora gây thối rễ.

Mùa mưa Tây Nguyên thường kéo dài, ẩm ướt; mùa khô thì gió mạnh... Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì nguy cơ cây bị bệnh càng lớn. Đó là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển, lây lan. Trong khi đó,Ngoài gây thối gốc, nấm còn gây hại trên lá và chồi non của cây, làm lá bị khô chết, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tích lũy năng lượng cho cây. Quả non cũng dễ bị nhiễm bệnh khi độ ẩm môi trường cao, vết bệnh phát triển nhanh và ăn sâu vào trong phần thịt quả, nếu nặng sẽ làm thối cả quả, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để kiểm soát và quản lý tốt vườn sầu riêng, phòng, chống sâu bệnh, nông dân cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, như: chọn đất trồng sầu riêng không bị ngập úng và có khả năng thoát nước tốt (nên chọn những vùng có đất đỏ bazan); mua những giống sầu riêng chất lượng, sạch bệnh, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; trồng sầu riêng với mật độ hợp lý để cây cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng đầy đủ, tạo điều kiện thông thoáng vườn trong mùa mưa. Cùng với đó, cần cung cấp dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu sinh lý của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, đặc biệt bổ sung phân hữu cơ, tăng cường bón vôi cải thiện pH đất. Tưới yêu cầu phải đủ nước, hợp lý theo nhu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cần thiết kế hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây, để tiêu nước nhanh trong mùa mưa, không làm úng nước. Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn cây thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho cây quang hợp, đồng thời hạn chế ẩm ướt trong vườn. Tủ gốc trong mùa khô để giảm nóng và hạn chế bốc, thoát nước, tuy nhiên không sử dụng tàn dư lá rụng do bệnh để tủ gốc mà có thể tận dụng các loại phế phụ khác không có mầm mống nấm bệnh.

Lưu ý hạn chế gây vết thương cho cây sầu riêng trong quá trình chăm sóc. Sử dụng vi sinh vật đối kháng hoặc phân vi sinh đối kháng như chế phẩm Trichoderma, chế phẩm EM... để cải tạo đất và phòng trừ nấm bệnh. Hằng năm nên tiến hành quét vôi quanh gốc, cao từ 70 - 90 cm tính từ mặt đất để phòng bệnh cho cây. Khi cần thiết buộc phải sử dụng thuốc hóa học thì phải dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng nồng độ. Đặc biệt là phải thăm vườn thường xuyên và kiểm tra triệu chứng sâu bệnh trên từng cây sầu riêng.

MH (tổng hợp)



30401