Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chiều 17/5, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp tham vấn ý kiến đóng góp cho Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng đã được Chính phủ phê duyệt và Cục Lâm nghiệp đang xây dựng. Cuộc họp tập trung lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất cây dược liệu dưới tán rừng keo lai, một hướng đi hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.


Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp xây dựng nội dung Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Tiến sĩ Lê Hoàng Thế là người khởi nghiệp thành công doanh nghiệp khoa học công nghệ, Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài. Thực hành nông lâm nghiệp tuần hoàn được Bộ trưởng đánh giá cao ý tưởng này và có thể là một cách tiếp cận trong đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng đang hướng đến.

Sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài, ông Lê Hoàng Thế trở về Việt Nam và lựa chọn trồng rừng với mục tiêu góp phần bảo vệ, phát triển rừng trồng bền vững trước khi khai thác. Theo chia sẻ của ông, tiềm năng dưới tán rừng trồng rất lớn nhưng lâu nay vẫn chưa khai thác được, việc trồng dược liệu dưới tán rừng là một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân.

Tiến sĩ Lê Hoàng Thế - Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS trình bày giải pháp thực hành nông lâm nghiệp tái sinh

Ông Thế cho rằng, nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp công nghiệp thực hành cày xới, đốt ruộng, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đã tác động tiêu cực đến môi trường. những thực hành trong nông lâm nghiệp truyền thống và công nghiệp đã tạo ra một nhiệt lượng lớn lên bề mặt Trái đất dẫn đến việc bốc hơi nước cùng các chất dinh dưỡng có trong đất, dẫn tới xói mòn và tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình sa mạc hóa. The VOS đã đi theo thực hành nông nghiệp tái sinh, canh tác cây keo lai, canh tác xen canh cây keo lai và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng, canh tác rừng theo phương pháp nông nghiệp tái sinh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC-FM.

Toàn bộ ý tưởng của thực hành nông nghiệp tái sinh là hút các-bon từ không khí vào đất, từ đó giúp cải thiện đất, chu trình nước và môi trường. Trong đó, chú trọng 6 nguyên tắc của nông nghiệp tái sinh là: tối đa lớp phủ trên bề mặt của đất, giảm thiểu sự xáo trộn của đất, tối đa hóa dạng cây trồng, duy trì rễ sống quanh năm và tích hợp chăn nuôi.

Toàn cảnh cuộc họp xây dựng nội dung Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Trở về ĐBSCL triển khai mô hình rừng ở Cà Mau từ cải tạo đất rừng U Minh trong bối cảnh năm 2011 Cà Mau chưa có tên trong bản đồ rừng Việt Nam. Ông đã cải tạo đât rừng, trồng keo lai dưới tải trợ từ chương trình kinh tế xanh của Chính phủ Đan Mạch. Cây keo lai thu hoạch sau 5 năm trồng, mang lại giá trị bình quân 150 triệu đồng/ha. Từ năm thứ 7 trở đi, cây keo lai khai thác được gỗ đường kính lớn cho nguồn thu cao hơn gấp 3 lần.

Với giải pháp trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo lai theo cách truyền thống, trong thời gian 3 năm chờ rừng cho gỗ lớn, câu hỏi đặt ra là người dân lấy thu nhập từ đâu để giữ rừng.

Câu trả lời là canh tác rừng xen canh với trồng dược liệu dưới tán. Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đảm bảo cho người dân có thu nhập thêm tối thiểu từ 200 triệu đồng/ha mỗi năm. Ưu điểm của canh tác rừng xen canh với trồng nấm linh chi đỏ dưới tán là trong khi rừng keo lai mất 5-7 năm mới có nguồn thu, trồng nấm linh đỏ dưới tán rừng mỗi năm thu 2 lần. Từ năm thứ 7, khai thác gỗ cho lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời lợi nhuận thu được thừ trồng nấm linh chi đỏ giúp người dân tăng thêm khả năng giữ rừng được lâu hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn.

Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng chỉ rừng cũng mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Theo thống kê của Hội đồng Quản lý rừng, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20-30% so với các sản phẩm cùng loại. Qua nhiều năm thử nghiệm cho thấy việc phối hợp trồng cây keo lai cùng nấm linh chi đỏ bằng phương pháp trồng xen canh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC-FM sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc thực hành nông nghiệp tái sinh. Cách làm này không chỉ tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận cho người dân mà còn được chứng minh là cách hiệu quả nhất để cải tạo đất và môi trường.

 

NLA (Mard.gov.vn)



31997